Phong tục ăn uống của người Việt Nam từ xưa có rất nhiều các quy tắc phức tạp nhưng vẫn được người hiện đại tuân theo tới tận bây giờ. Có thể thấy được cha ông ta rất coi trọng nền nếp, phép tắc trong từng cử chỉ nhỏ nhất kể cả chuyện ăn uống. Điều đó không chỉ thể hiện được phép lịch sự tối thiểu mà còn nói lên nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt. Cùng https://thichgiaimagiacmo.com/ tìm hiểu chi tiết những quy tắc này nhé.
Mục Lục Bài Viết
Đặc điểm bữa cơm truyền thống Việt
Theo truyền thống từ xưa, người Việt luôn chú trọng tới bữa cơm của gia đình. Đó là thời điểm cả gia đình cùng quây quần bên nhau và chia sẻ những áp lực sau những giờ làm việc căng thẳng giúp các thành viên gắn bó hơn. Chính vì thế, bữa cơm đơn giản nhưng lại thể hiện được một nét văn hóa của dân tộc.
Ở Việt Nam, cơm luôn xuất hiện trong các bữa ăn và thức ăn kèm chỉ là phụ. Bởi vì, cây lúa là biểu tượng của nền nông nghiệp Việt Nam. Hạt gạo đã gắn bó với dân từ từ những ngày khai thiên lập địa.
Khi bày mâm cơm trong phong tục ăn uống của người Việt Nam, các món ăn và cơm được dọn lên một lần trên mâm và không chia khẩu phần từng người một. Không giống với các nước phương Tây sẽ lên từng món một và khác với Ấn Độ sẽ chia khẩu phần ra từng đĩa. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó và chia sẻ trong truyền thống của người Việt Nam. Chính vì sự quan trọng của các bữa ăn mà phong tục ăn uống của Việt Nam cũng được hình thành.
Quy tắc trong phong tục ăn uống của người Việt Nam
Ngày xưa, các cụ đã có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, có thể thấy được tầm quan trọng phong tục ăn uống của người Việt Nam. Dưới đây là một vài quy tắc căn bản mà bất cứ ai cũng phải biết:
Cử chỉ chừng mực trong bữa ăn
Trong 100 phong tục tập quán Việt Nam, tục ăn uống chú ý tới dáng ngồi của bạn. Thứ nhất là ngồi thẳng lưng, không cong lưng quá gần với đồ ăn, không chống tay lên bàn, hoặc chống lên đùi khi ăn. Bạn cần phải giữ một khoảng cách nhất định với đồ ăn.
Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” để chỉ khi ngồi cần phải chú ý tới những người xung quanh và ăn cơm cần phải chú ý tới lượng cơm còn lại. Ngoài ra, trong văn hóa của người Việt còn phân vị cao thấp để ngồi mâm trong bữa cỗ và với sự hiếu khách thì luôn đặt khách ở vị trí ưu tiên.
Trong phong tục ăn uống của người Việt Nam, trước khi ăn cơm, người nhỏ tuổi nhất phải mời cơm các thành viên còn lại trong gia đình từ già đến trẻ, từ người có chức vị cao đến thấp. Đây dường như là luật bất thành văn trong văn hóa ứng xử bữa cơm. Từ đó, người ta có thể ít nhiều đoán được phong cách giáo dục của gia đình đó.
Ăn không được phát ra tiếng động
Phép lịch sự trên bàn ăn được đề cao để khiến mọi người có ý thức không ảnh hưởng tới những người xung quanh. Ngoài thái độ, cử chỉ trên bàn ăn, mọi người còn phải biết cách ăn sao cho không phát ra tiếng.
Thật ra, nếu chú ý thì điều này không quá khó để thực hiện. Ở bất cứ nền văn hóa nào thì hành động ăn nhai phát ra tiếng cũng đều bị cho là thiếu lịch sự. Tuân theo phong tục ăn uống của người Việt Nam có thể thấy được bạn là người có giáo dục, được dạy dỗ bài bản từ nhỏ.
Ăn uống từ tốn
Người Việt xưa luôn đề cao việc dùng vị giác để thưởng thức món ăn một cách từ từ và chậm. Vì thế nên hành động ăn lấy ăn để, ăn cuống cuồng như sợ ai ăn mất được cho là thiếu phẩm vị. Phong tục ăn uống của người Việt Nam cũng không cho phép hành động này được xảy ra.
Hãy ăn uống một cách nhẹ nhàng, thưởng thức hương vị của món ăn cũng như đang trân trọng công sức của người nấu. Ngoài ra, từ phong cách ăn uống có thể đánh giá được tính cách của một con người xem có tham lam, ích kỷ hay không.
Mọi người ở trên bàn ăn sẽ không khuyến khích việc bạn chỉ biết cắm mặt vào mỗi chiếc đĩa của mình. Điều này khiến người đối diện cho rằng bạn là người tham lam, chỉ chú ý tới thức ăn. Bạn nên ăn với tốc độ bình thường vừa thể hiện được phép lịch sự, vừa tốt cho dạ dày.
Không nên bỏ thừa cơm và đồ ăn
Để có một mâm cơm không phải là chuyện đơn giản. Đó là công sức, tâm huyết của người nội trợ dành ra từ việc chọn, mua nguyên liệu tới chế biến. Mặc dù, đồ ăn không hợp khẩu vị của bạn, thay vì chê ra lời hãy vui vẻ ăn và nên có lời cảm ơn.
Đặc biệt nên ăn hết đồ ăn trong bát, không nên bỏ thừa. Theo phong tục ăn uống của người Việt Nam thì một hạt cơm cũng không được để dính bát. Vì theo truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt, thì hành động đó chính là trân trọng công lao trồng từng hạt gạo của người nông dân.
Phong tục ăn uống của người Việt Nam còn rất nhiều điều khác, nhưng đây là những quy tắc nổi bật và cơ bản nhất. Mặc dù những chi tiết này không khó để thực hiện nhưng cần thời gian mài dũa để trở thành một thói quen không thể bỏ. Chính vì thế, hãy chú ý các quy tắc trong lời ăn tiếng nói để trở thành người thanh lịch, ghi điểm trong mắt vị khách của gia đình.