100 phong tục tập quán Việt Nam rất phong phú, 54 dân tộc anh em phân bố khắp các vùng miền dọc theo mảnh đất hình chữ S, mỗi dân tộc sẽ có một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Từ xưa, người Việt Nam luôn gắn bó sâu sắc với làng xóm, quê hương dựa trên sự nhất trí, đồng lòng. Vì thế, bản sắc dù có đa dạng nhưng đến tận bây giờ vẫn không hề mất đi.
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu chi tiết về phong tục tập quán việt nam
Trước khi khám phá sâu hơn 100 phong tục tập quán Việt Nam là gì thì chúng ta cần phải am hiểu khái niệm phong tục tập quán là gì. Có ai cũng đã từng ít nhất một lần nghe qua nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về chúng? Phong tục – tập quán thường đi đôi với nhau và khiến chúng ta dễ nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, gây khó khăn cho việc phân biệt rạch ròi. Theo đó, nó sẽ được tách thành hai tầng nghĩa “phong” và “tục”.
Phong nghĩa là nề nếp, trật tự đã lan truyền rộng rãi, “tục” là một thói quen lâu đời. Phong tục được hiểu nôm na những tập quán, thói quen đã xuất hiện từ lâu trong mọi hoạt động, đời sống của con người, được lặp đi lặp lại thành thói quen tốt đẹp, lan truyền phổ biến, sâu rộng từ xưa đến nay. Sau đó, truyền bá rộng rãi bắt đầu từ địa phương đến phạm vi toàn quốc rồi ra thế giới theo chiều không gian.
Phong tục thường được áp dụng linh hoạt hơn so với tập quán, dù không phải nguyên tắc bắt buộc nhưng không có nghĩa là được sử dụng một cách tùy tiện và bị thay đổi mạnh mẽ như các hoạt động hằng ngày hay mối quan hệ đời thường.
Còn tập quán được hiểu là những tập tục phát sinh từ hành vi ứng xử giữa người với người, được ấn định và xem như dấu ấn nổi bật. Từ đó, trở thành lối sống, nề nếp của cá nhân trong một cộng đồng. Không giống như phong tục, tập quán mang tính bất biến, bền vững hơn nhiều và rất khó thay đổi.
Một khi phong tục được coi là chuẩn mực ứng xử và sinh hoạt ổn định thì nó sẽ trở thành tập quán xã hội bền vững. Vì vậy, có thể hiểu rằng phong tục – tập quán rất khó tách rời nhau, chúng đều là thói quen sinh hoạt của con người, hình thành từ lâu đời, được cộng đồng công nhận và hưởng ứng.
Top 100 phong tục tập quán Việt Nam nổi bật vẫn còn tồn tại
Sau đây, hãy cùng bài viết điểm qua những phong tục, tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ các thế hệ ông cha cho đến tận ngày nay. Có thể được chia thành hệ thống như sau:
Lễ nghi, giao thiệp – 100 phong tục tập quán Việt Nam
Đây có lẽ là điều hình thành nên những nét văn hóa đặc sắc khiến bất kỳ ai đặt chân đến Việt Nam cũng cảm thấy vô cùng thú vị:
Tục ăn trầu
Ăn trầu là thói quen đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Việt, gắn liền với truyện cổ tích Trầu Cau. Hình ảnh miếng trầu đã đồng hành trong đời sống hằng ngày của con người từ xa xưa. Người lớn tuổi thường nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” để thể hiện lòng hiếu khách.
Bên cạnh đó, nó còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, là sợi dây gắn kết mối quan hệ vợ chồng. Không chỉ vậy, miếng trầu còn thể hiện sự tôn trọng mà thế hệ sau dành cho thế hệ trước, thế nên luôn phải bày trầu cau trên bàn thờ tổ tiên,…
Dù thói quen nhai trầu hiện không còn phổ biến như trước nhưng nó đã trở thành một trong 100 phong tục tập quán Việt Nam tốt đẹp, tồn tại mãi mãi trong tâm hồn người Việt.
Hút thuốc lào
Hút thuốc lào là một nét văn hóa đặc trưng của tầng lớp xã hội nông dân khu vực làng quê thời phong kiến ở Việt Nam. Hầu như nhà nào cũng có sự xuất hiện của thuốc lào. Nếu “miếng trầu khởi đầu câu chuyện” thì việc hút thuốc lào chính là “màn dạo đầu” cho những cuộc hội ngộ, tương phùng.
100 phong tục tập quán Việt Nam – Lễ tết
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất ở trong năm. Ngoài ra còn có rất nhiều dịp khác cũng góp phần làm nên 100 phong tục tập quán Việt Nam cực kỳ đặc sắc.
Tết Nguyên Đán
Người Việt gọi Tết Nguyên đán là Tết ta để phân biệt dễ dàng hơn với tết dương lịch. Hàng năm khi Tết đến, mọi người trong gia đình đều trở về quây quần dưới mái nhà, về cội nguồn nơi mình sinh ra.
Vào đêm giao thừa – thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thì các gia đình sẽ tiến hành làm lễ dâng hương cúng tổ tiên tiễn năm cũ đi qua, đón năm mới sắp đến và cầu may mắn, hạnh phúc, sức khỏe cho tất cả thành viên.
Tết Nguyên Tiêu
Trong 100 phong tục tập quán Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên trong năm mới. Tùy theo phong tục, tập quán ở mỗi vùng miền mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ khác nhau, thể hiện lòng thành của con cháu với ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng.
Tết Thanh minh
Tết Thanh Minh là dịp để con cháu trong gia đình hướng về tổ tiên. Thông qua quá trình tảo mộ với những việc làm như trùng tu, sửa sang, làm sạch phần cỏ xung quanh và đốt vàng mã, thắp hương,… thành tâm cầu nguyện cho người mất.
Tết Đoan Ngọ
Trong 100 phong tục tập quán Việt Nam, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp đặc biệt được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhằm đánh dấu giai đoạn mở đầu cho những điều may mắn, một mùa vụ bội thu,… Có rất nhiều tục lệ khác nhau trong ngày này như tắm nước lá mùi, diệt côn trùng, hái thuốc vào giờ Ngọ, sơn móng tay – móng chân,…
Tết Trung thu
Còn được gọi với tên quen thuộc là tết nhi đồng hay tết thiếu nhi, được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng Tám. Trẻ em sẽ được cầm đèn lồng đi khắp nơi, phá cỗ và nhận quà may mắn,…
Tết ông Công ông Táo
Hay người dân Việt Nam thường gọi quen thuộc là tết Táo quân, diễn ra hàng năm vào ngày 23 tháng 12, mỗi gia đình đều tổ chức lễ cúng đưa ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tình hình một năm đã qua của gia đình mình.
Lễ hội truyền thống – Top 100 phong tục tập quán Việt Nam
Lễ hội truyền thống đã trở thành bản sắc văn hóa của nước ta từ rất lâu. Truyền thống đáng tự hào này chính là món ăn tinh thần quan trọng trong lòng mỗi người Việt Nam. Không chỉ vậy, những lễ hội này còn nhận được sự thu hút từ bạn bè cũng như du khách đến từ khắp nơi trên thế giới muốn trải nghiệm. Mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành đều có những lễ hội truyền thống đặc trưng mang giá trị lịch sử khác nhau.
Lễ hội Đền Hùng
100 phong tục tập quán Việt Nam không thể không kể đến lễ hội Đền Hùng thường được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công lao xây dựng nước nhà của các vị vua hùng ngày xưa. Đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Buổi lễ bắt đầu bằng việc mọi người sẽ dâng hương, lễ vật gồm có mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dày gợi nhớ sự tích Lang Liêu cũng như công ơn các vua Hùng đã dạy họ cách trồng lúa nước. Phần đầu có rước thần, voi và kiệu của nhiều làng, sau phần lễ là các hoạt động hát xoan ở đền Thượng, ca trù ở đền Hạ và nhiều trò chơi dân gian khác.
Lễ hội cồng chiêng
Văn hóa cồng chiêng nằm trong 100 phong tục tập quán Việt Nam, tự hào được UNESCO công nhận vào năm 2005, trở thành kiệt tác phi vật thể của nhân loại. Trong lễ hội, các nghệ nhân biểu diễn như dàn hợp xướng thanh âm vô cùng sống động bằng nhạc cụ riêng biệt. Không chỉ có lễ hội, văn hóa cồng chiêng còn được xem là một hình thức tâm linh được dân làng gìn giữ và lưu truyền.
Lễ hội Bà Chúa xứ
100 phong tục tập quán Việt Nam đặc sắc không thể nào thiếu đi lễ Bà Chúa xứ. Như thường lệ sẽ diễn ra hàng năm từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch. Địa điểm tại miếu Bà Chúa Xứ – núi Sam, thuộc tỉnh An Giang. Song song với lễ còn có các hoạt động văn hóa thú vị như hát bộ, múa bóng,…
Trên đây là một số cái tên tiêu biểu trong top 100 phong tục tập quán Việt Nam mà ai cũng từng nghe qua. Có thể thấy văn hóa nước ta vô cùng độc đáo và tinh tế. Hy vọng bài viết này của https://thichgiaimagiacmo.com/ sẽ giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức hay ho cũng như lên kế hoạch trải nghiệm những lễ hội thú vị này.