Các phong tục ngày Tết gồm những hoạt động gì? là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đi tìm câu trả lời. Tết là dịp gia đình quây quần, đoàn tụ bên nhau cũng là thời điểm mà nhiều phong tục tập quán diễn ra nhất. Đó là các hoạt động dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc. Dưới đây https://thichgiaimagiacmo.com/ sẽ giới thiệu đến bạn các phong tục ngày Tết truyền thống tốt đẹp của người dân Việt.
Mục Lục Bài Viết
Tiễn ông Công, ông Táo về trời báo việc cùng Ngọc Hoàng
Ngày 23 tháng Chạp âm lịch chính là thời điểm cúng ông Công, ông Táo. Vào ngày này, các gia đình Việt tập trung vệ sinh, dọn dẹp bếp núc sạch sẽ. Đồng thời, họ còn bày mâm cỗ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng để đưa ông Công, ông Táo về trời để báo cáo công việc tại trần gian cho Ngọc Hoàng nắm rõ trong suốt 1 năm qua. Cá vàng sau khi cúng xong sẽ được mang đi phóng sanh.
Các phong tục ngày Tết không thể thiếu gói bánh chưng
Ngày Tư, ngày Tết không thể nào thiếu bánh chưng. Vì thế mà các gia đình dù bận rộn đến mấy cũng cố gắng sắp xếp cùng nhau gói bánh chưng. Những chiếc bánh này là vật phẩm cúng trời đất, ông bà tổ tiên mà còn được dùng chiêu đãi họ hàng, bạn bè.
Thời điểm gói bánh chưng bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho đến đêm 30 giao thừa vẫn còn đỏ lửa. Nếu miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam lại gói bánh tét. Dường như nhờ có việc gói bánh chưng, bánh tét mà cái Tết trọn vẹn ý nghĩa và ấm áp hơn.
Chơi hoa dịp Tết
Nói đến các loài hoa ngày Tết thì miền Bắc có đào, miền Nam có mai. Ngoài ra, các gia đình còn chưng thêm một số loại cây khác như quất, cúc, vạn thọ, hướng dương,…Tất cả đều ngụ ý hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng, giàu sang, phú quý,…Họ có thể trang trí trong và ngoài nhà để rước lộc, tăng sinh khí.
Mâm ngũ quả
Đề cập đến các phong tục ngày Tết không thể bỏ qua việc bày biện mâm ngũ quả. Mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau nhưng tựu chung vẫn thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong năm mới tốt lành, no ấm, đủ đầy, sung túc.
Dọn dẹp nhà cửa
Tết là dịp để các gia đình người Việt dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa từ trên xuống dưới, trong nhà cho đến ngoài ngõ. Việc này nhằm loại bỏ đi những gì kém may mắn, không vui vẻ của năm cũ chuẩn bị đón tài lộc, vui vẻ, hạnh phúc, may mắn vào nhà trong dịp năm mới.
- Bạn đã biết các phong tục ăn uống của người dân Việt Nam chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết: Phong Tục Ăn Uống Của Người Việt Nam Có Những Quy Tắc Gì?
Viếng thăm mộ tổ tiên một trong các phong tục ngày Tết
Tết với người Việt không chỉ là dịp quây quần mà còn bày tỏ thành kính với tổ tiên, ông bà. Cho nên, các gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất.
Cúng tất niên
Vào chiều 30 Tết các gia đình Việt đều chuẩn bị mâm cơm để cúng tổ tiên. Sau đó, mọi thành viên trong gia đình tề tựu, quây quần bên mâm cơm cùng nhau chuyện trò, tâm sự về những việc đã qua đồng thời chúc nhau một năm mới với nhiều điều may mắn.
Cùng đón giao thừa
Trong các phong tục ngày Tết, cúng đón giao thừa quan trọng nhất. Thời khắc này là lúc năm cũ và năm mới chuyển giao. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình sẽ bày mâm cỗ khác nhau. Thông thường là hoa quả, xôi gà và cúng ở ngoài trời. Cúng giao thừa là lễ trừ tịch giúp mọi người xua đuổi cái xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Hái lộc một trong các phong tục ngày Tết
Một phong tục rất đẹp của người Việt trong dịp Tết đó chính là hái lộc. Hành động này được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết với mục đích là cầu may mắn, rước tài lộc vào nhà trong năm mới.
Xông đất
Theo quan niệm của người Việt thì xông đất là công việc không thể bỏ qua. Cho nên, nhiều gia đình còn đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm trừ tà, xua đuổi xui xẻo rước may mắn vào nhà. Lúc xông đất lý tưởng nhất là sau thời khắc giao thừa. Người may mắn, hậu vận tốt là ứng cử viên sáng giá nhất.
Chúc tết và mừng tuổi
Các phong tục ngày Tết Việt bao giờ cũng có hoạt động chúc Tết họ hàng, bạn bè. Ngoài những lời chúc tốt đẹp, mọi người còn dành tặng nhau những phong bao lì xì ngụ ý tài lộc, may mắn.
Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm một trong các hoạt động tâm linh tốt đẹp. Người người, nhà nhà đi lễ chùa tỏ lòng thành kính đối với đức Phật, tổ tiên cũng như cầu một năm mưa thuận gió hòa, tài lộc, bình an.
Các phong tục ngày Tết xuất hành
Nhiều gia đình còn xem hướng, ngày để xuất hành trong dịp đầu năm mới. Việc này sẽ giúp họ nghênh đón tài lộc, mua may bán đắt, thi cử đỗ đạt, vận mệnh hanh thông.
Trên đây là các phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Đây là những hành động đẹp để mọi người tỏ lòng thành kính với trời đất, tổ tiên, nhơn trạch. Đồng thời cùng nhau cầu chúc năm mới an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, gia đạo bình an.