Phong tục lễ ăn hỏi là điều được các cô dâu, chú rể trong tương lai quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Theo quan niệm từ xa xưa trước khi bắt đầu một lễ cưới cặp vợ chồng phải làm lễ ăn hỏi. Tùy vào mỗi khu vực khác nhau mà lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức theo phong tục khác biệt tuy nhiên vẫn giữ được nét đặc trưng của người Việt. Ngay bây giờ hãy cùng giải mã giấc mơ chúng tôi tìm hiểu, khám phá chi tiết hơn về phong tục cưới hỏi này!
Mục Lục Bài Viết
Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi được hiểu là ngày mà nhà trai mang sính lễ sang xin phép nhà gái để rước vợ về dinh. Ngày diễn ra lễ ăn hỏi luôn được tính toán, xem ngày kỹ lưỡng để chọn ra một ngày lành tháng tốt tổ chức đám hỏi. Khác với lễ cưới, lễ ăn hỏi diễn ra nhanh hơn, thường thì chỉ gói gọn trong một buổi sáng hoặc chiều. Sau khi lễ hỏi kết thúc cả hai chính thức được sự công nhận từ họ hàng, người thân và sẽ tiến đến lễ cưới.
Phong tục lễ ăn hỏi được xem như một ngày cầu hôn diễn ra giữa hai người yêu nhau trước sự chứng kiến của gia đình. Bởi vậy mà lễ hỏi là phong tục quan trọng bất cứ cặp đôi nào cũng được trải qua và mong muốn có cho mình một ngày lễ trọn vẹn nhất.
Phong tục lễ ăn hỏi của người Việt diễn ra như thế nào?
Phong tục lễ ăn hỏi có quy trình riêng, gia đình tổ chức ăn hỏi cần thực hiện theo truyền thống. Mặc dù mỗi vùng miền một phong tục, tập quán khác nhau tuy nhiên hầu hết đều làm lễ theo trình tự sau:
Chuẩn bị sính lễ
Sính lễ là thứ không thể thiếu trong phong tục lễ ăn hỏi. Sính lễ còn được hiểu là lễ vật mà nhà gái sẽ dùng để thách cưới nhà trai. Nó được xem là yếu tố thể hiện sự kính trọng, biết ơn nhà trai với sự dưỡng dục con gái của nhà gái. Ngoài ra, sính lễ còn là sự biểu hiện lòng thành, sự tôn trọng giữa 2 gia đình thông gia.
Mỗi vùng miền, gia đình khác nhau sẽ có sự chuẩn bị khác nhau về sính lễ. Theo phong tục lễ ăn hỏi thì sính lễ cần có ít nhất 3 lễ và không trùng nhau. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ở các đám hỏi ở nước ta thường có từ 5 tráp lễ trở lên: Trầu cau, rượu, chè, hạt sen, bánh phu thê, hoa quả, lợn sữa,….. Sau khi đã chuẩn bị và kiểm tra sính lễ nhà trai sẽ di chuyển sang nhà gái để bắt đầu làm lễ.
Trao đổi sính lễ
Giờ lành đã điểm là lúc nhà trai bước vào nhà gái với đoàn người đại diện dự lễ từ trưởng đoàn, các bậc trưởng bối, bố mẹ, người thân và đội bê tráp. Từng lễ tráp sẽ được đội tráp nam trao cho đội tráp nữ bao gồm phong bao lì xì đỏ với ngụ ý trả duyên.
Hai gia đình trò chuyện
Sau khi tráp lễ trao xong theo phong tục lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ được nhà gái mời vào nói chuyện. Khi này, đại diện – trưởng đoàn nhà trai sẽ trình bày lý do, phát biểu ý kiến và xin phép nhà gái cho đôi trẻ được đến với nhau ở vai trò vợ chồng.
Nhà gái sẽ tiếp lời nhà trai để bày tỏ lời cảm ơn, chấp thuận lời đề nghị từ thông gia. Mẹ của chú rể sẽ trao cho mẹ cô dâu một tráp trầu cau có chứa tiền sính lễ hay còn gọi là tiền đen nhằm cảm ơn gia đình đã nuôi nấng, dưỡng dục con dâu tương lai của mình.
Cô dâu, chú rể thắp hương lễ tổ tiên
Gia đình nhà gái sẽ chọn một tráp lễ mang lên bàn thờ tổ tiên. Hai bạn sẽ thắp hương, khấn lễ gia tiên trong không khí trang trọng, đầm ấm. Nghi lễ này không thể thiếu trong đám hỏi và được xem là giai đoạn chứng nhận hai bạn đã chính thức có danh phận trong gia đình đối phương.
Bàn bạc lễ cưới
Theo phong tục lễ ăn hỏi sau khi thắp hương gia tiên, người lớn của hai nhà sẽ tiến hành bàn bạc về lễ cưới. Bên cạnh đó, đôi bạn trẻ sẽ đi mời nước quan viên hai họ, người thân, bạn bè như một lời cảm ơn họ đã tới dự ngày lễ trọng đại của mình.
Phong tục lễ ăn hỏi – Nhà gái lại quà lễ ăn hỏi
Trong tất cả các tráp lễ mà nhà trai đưa tới, nhà gái sẽ gửi lại một phần theo truyền thống người Việt ta. Hành động này ngụ ý cho sự hòa thuận, san sẻ giữa hai bên thông gia. Tuy nhiên trong quá trình chia lễ nhà gái tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn như dao, kéo để chia sính lễ. Tráp lễ trả bằng quả phải được chọn từ người có gia đình êm ấm, đủ vợ đủ chồng và đặt quả nằm ngửa.
XEM THÊM: Tìm Hiểu Về Phong Tục Ăn Tết Đoan Ngọ Ở 3 Miền Đất Nước
Chung quy lại, lễ hỏi chỉ trọn vẹn khi hai bên gia đình thực hiện đầy đủ, chính xác phong tục trên. Phong tục lễ ăn hỏi ở nước ta diễn ra với nhiều ý nghĩa tốt đẹp cùng sự mong cầu hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Đám hỏi tổ chức trong không khí đầm ấm, hạnh phúc trước sự chứng kiến của quan viên hai họ sẽ là ngày lễ trọng đại đáng nhớ trong đời người.