Phong tục bắt vợ là một nét đẹp văn hóa của người H’mông được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, trong xã hội nam nữ bình đẳng, tích cực xóa bỏ tảo hôn, liệu tập tục này có còn phù hợp? Theo dõi bài viết sau của Giải mã giấc mơ để hiểu thêm về tục lệ.
Mục Lục Bài Viết
Ý nghĩa của phong tục bắt vợ theo quan niệm của người dân tộc
Việt Nam là đất nước có 53 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc sẽ có một nét văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Điều này đã tạo nên những nét đẹp độc đáo, đa dạng. Một trong số đó phải kể tới phong tục bắt vợ của người H’mông.
Người ta quan niệm rằng, tục bắt vợ là thể hiện sự tự do, phóng khoáng trong hôn nhân của dân tộc mình và giá trị của người phụ nữ. Mặt khác, đây cũng chính là một biện pháp dành cho các chàng trai tới tuổi nhưng trong nhà không có tiền để thách cưới. Hoặc, các chàng trai cô gái bị bố mẹ ngăn cản, chia tách tình yêu đôi lứa, họ cũng dùng cách này để lên duyên.
Thông thường, vào mùa xuân khi hoa nở, các lễ hội đầu năm diễn ra sôi động, các chàng trai sẽ lục tục đi kéo vợ. Nếu theo đúng nét đẹp trong văn hóa của phong tục bắt vợ, các chàng trai và cô gái đều có tình ý từ trước và đã hẹn nhau. Đến đêm họ sẽ thực hành tập tục này một cách kín đáo.
Theo tục lệ, người con gái đã bước chân vào nhà trai thì hồn đã được nhà trai giữ và khó quay trở về. Sau hai ngày, nhà trai sẽ cho người thông báo về nhà gái rằng cô ấy đã bị bắt để nên duyên vợ chồng. Song song với đó, người đại diện sẽ hỏi cưới và thảo luận thời gian và lễ vật.
Những hệ lụy mà tập tục này mang lại
Phong tục bắt vợ của người dân tộc mang nhiều nét đẹp thể hiện trái ngọt của tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, tập tục này cũng tồn tại những hệ lụy ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của hai người. Một số những hệ quả tiêu cực phải kể đến như sau:
Gia tăng nạn tảo hôn
Đa số người dân tộc sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh khó tiếp xúc tới các thông tin đại chúng. Chính vì thế, họ không nhận thức được sự nguy hiểm mà nạn tảo hôn đem lại. Những cô bé, cậu bé mới trong tuổi dậy thì chưa có nhận thức rõ ràng về hôn nhân nhưng vì cảm xúc nhất thời và bị phong tục bắt vợ ràng buộc.
Điều này khiến cả hai về sau có thể sẽ hối hận với quyết định hiện tại. Hơn thế nữa, nhiều người hiểu sai về tập tục này hoặc cố ý biến tướng nó trở thành một nét văn hóa xấu.
Ảnh hưởng tới vấn đề tri thức
Thông thường, các cô gái bị bắt về làm vợ sẽ phải phụ trách công việc đồng áng, chăm sóc gia đình chồng, sinh con. Như vậy, họ sẽ không còn nhiều thời gian và tâm trí cho việc học hành. Nếu như người con gái đã đến tuổi trưởng thành thì có thể chấp nhận, nhưng những cô gái mới lớn thì phong tục bắt vợ không phải là điều tốt lành.
Không những thế, những cậu bé trong lúc nhất thời sa vào hôn nhân, học hành cũng bị chểnh mảng. Vấn đề này thực sự ảnh hưởng lớn tới việc đưa con chữ lên vùng cao của nền giáo dục Việt Nam.
Hành trình cải tiến, nhận thức đúng về phong tục độc đáo
Để người dân tộc nhận thức đúng về phong tục bắt vợ, cần có sự can thiệp của chính quyền và nhà nước. Dưới đây là một số những biện pháp để cải thiện tình trạng trên:
Làm rõ quy định của pháp luật về hôn nhân với người dân
Trước tiên, cần phải làm rõ để người dân hiểu về hôn nhân theo quy định của pháp luật. Hiện tại, theo luật hôn nhân của Việt Nam quy định nam phải đủ từ 20 trở lên và nữ từ 18. Dưới độ tuổi này mà bước vào hôn nhân sẽ không được nhà nước công nhận và có thể nhận phạt cảnh cáo. Người dân tộc sống trên núi thường xuyên bảo thủ và cổ hủ, do đó cán bộ cần phải kiên trì, nhẫn nại giải thích.
Tích cực tuyên truyền từ mọi thành phần trong xã hội
Để đẩy lùi nạn tảo hôn, không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền các cấp mà cần có sự lan tỏa của những thanh viên trong xã hội. Mọi người tích cực tuyên truyền tới bà con vùng cao, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của họ. Sự gắn kết của mọi người trong xã hội sẽ là sức mạnh để phong tục bắt vợ trở về đúng với bản chất của nó.
Hành trình thay đổi tư duy lạc hậu của người dân tộc H’mông có thể còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, còn nhiều biện pháp khác để cải thiện mặt tiêu cực của tập tục này như là: triển khai các chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng cao; tích cực nâng cao giáo dục tại các trường học miền núi.
XEM THÊM: Phong Tục Ăn Thịt Người Chết Và Những Bí Ẩn Đằng Sau
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục bắt vợ cũng như nhận thức đúng đẩy lùi biến tướng của tục lệ. Điều này sẽ làm giảm nạn tảo hôn, giúp người dân tộc nhận thức rõ hơn về các hệ quả mà nó đem lại. Hãy tích cực tuyên truyền vì một xã hội nhân văn, tiến bộ.